Trong bài viết ngày hôm nay, cô sẽ đưa ra nhiều cách khác nhau để chuẩn bị trong 1 phút IELTS Speaking part 2.
Các em có thể thử rất nhiều cách khác nhau và tìm cho mình phương pháp phù hợp nhất bởi nó còn phụ thuộc vào cách em muốn nói và cách não bộ mình hoạt động
1. Nghĩ về nội dung định nói – chọn nhiều phương án trả lời khác nhau trong 1 phút chuẩn bị
Đôi khi thí sinh chọn sai hướng đi bởi họ quyết định quá nhanh mình sẽ nói gì. Điều đầu tiên các em nghĩ tới chưa chắc đã là điều các em có thể nói tốt nhất hoặc hay nhất.
Thay vì quyết định ngay lập tức mình sẽ nói gì, các em nên suy nghĩ nhiều phương án trả lời khác nhau và sau đó mới quyết định đâu mới là phần các em có thể nói tốt nhất.
Với phương pháp này, em có thể cần luyện tập thêm bởi em đầu em nghĩ ra khá ít ý tưởng để nói. Một mẹo nhỏ giúp em đó là nếu em nghĩ ra nhiều hơn 1 ý tưởng, em có thể đề cập đến tất cả ý tưởng/ nội dung đó trong câu trả lời.
Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với dạng câu hỏi “your favorite” hoặc “why you like it”. Với dạng câu hỏi này, một phương pháp hữu hiệu đó là so sánh thứ/ trải nghiệm em chọn để nói với một thứ/ trải nghiệm khác.
2. Viết ra KEYWORDS em cần dùng trong bài Speaking
Từ vựng hiển nhiên là phần quan trọng trong IELTS vì vậy em có thể viết xuống từ em muốn dùng trong 1 phút chuẩn bị. Đừng chỉ nghĩ đến từ mà hãy nghĩ đến cụm từ hoặc ngôn ngữ nói nữa.
Nếu em gặp phải chủ đề em ưa thích, em có thể nghĩ ra khá nhiều từ vựng hay. Vì dụ như với chủ đề “Describe a musician”, em có thể nghĩ tới cụm từ như “play an instrument”, “go to a concert”, “concert hall”, “be a virtuoso”, “piece of music”, “orchestra”, v.v. Phương pháp này vô cùng hiệu quả với những chủ đề em quen thuộc và có vốn từ vựng tốt.
Nhưng lưu ý, em chỉ nên lướt qua phần nháp của mình thôi. Đừng quá chú tâm vào tờ giấy nháp và cố gắng đọc chúng. Như vậy sẽ làm nói không được trôi chảy và tự nhiên.
Gạch đầu dòng tự vựng hay hoặc sử dụng sơ đồ tư duy có thể giúp em nhìn từ vựng nhanh hơn đấy.
Vấn đề: Nhiều thí sinh chỉ viết ra được 2 – 3 từ trong vòng 1 phút. Số khác thì viết ra nhưng lại không dùng.
3. Viết ý
Với phương pháp này, em không viết từ mà viết ý em muốn nói. Những gì em cần làm đó là tìm ra đâu là cách viết ý hiệu quả nhất với em . Ví dụ, với một số người, chỉ cần viết tên “James” là họ có thể nói được hết một ý, nhưng số khác lại phải viết ra nhiều hơn như “James- bicycle – birthday”.
Lời khuyên cho em đó là sử dụng phương pháp này để viết ví dụ thay vì viết ý chính của bài nói.
4. Viết câu
Phương pháp này hiệu quả với một số người. Nó khiến cho em tập trung vào câu hỏi và buộc em phải suy nghĩ. Ít nhất em có cái gì đó để cho não bộ hoạt động thay vì ngồi yên và không có bất kì ý tưởng hay từ vựng nào nảy ra trong đầu trong vòng 1 phút chuẩn bị.
Vấn đề: Viết và nói là 2 kỹ năng hoàn toàn khác nhau. Em không cần đến ngôn ngữ viết mà cần ngôn ngữ nói.
5. Nói theo cấu trúc hoặc kể chuyện
Có 2 cách để em trình bày bài nói. em có thể nói theo kiểu từng phần nhỏ (First, I am going to talk about…) hoặc nói theo kiểu kể chuyện. Cả hai cách đều hiệu quả như nhau.
em không nên chỉ chú tâm vào em sẽ nói gì mà còn cần phải xem nói như thế nào và nói bao nhiêu là đủ cho từng ý.
Tham khảo: Nói gì khi không nghĩ ra câu trả lời cho Speaking: http://bit.ly/2w8W6yx