Phát âm tiếng Anh bằng cách “đánh vần”
Trong tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác, mỗi chữ cái đều tương ứng với một âm. Tuy nhiên tiếng Anh có hệ 44 âm trong phát âm riêng biệt khác với bảng chữ cái gồm 26 chữ, vậy nên khi phát âm chúng ta cần phải dựa vào phiên âm của từng chữ một.
Ví dụ: edible – /ˈed.ə.bəl/, exam – /ɪɡˈzæm/, hai chữ ‘e’ đều đứng ở đầu từ mà một chữ phát âm là /e/, một chữ phát âm là /i/.
Nếu nhìn vào cách viết, bạn sẽ không thể phát âm tiếng Anh chính xác từ “history” hay “chaos”. Trong tiếng Anh, chỉ có 40% số từ có cách đọc giống cách viết, nên khi học phát âm đừng “đoán” dựa vào từ thôi mà hãy xem phiên âm chính xác nhé.
Phát âm chữ “iz” trong tất cả từ có đuôi “es”
Đây là một lỗi sai điển hình đối với nhiều bạn không thực sự chú ý tới mảng phát âm này mà chỉ học và “nhớ mang máng” theo quy tắc. Một ví dụ tiêu biểu là từ “clothes” được phát âm là /kloʊð-z/ thay vì /’kloʊ-ðɪz/, hay planes là /pleɪnz/ chứ không phải /pleɪnɪz/.
Đối với những từ có âm cuối là âm gió, ví dụ như từ “rose” có âm cuối là /z/ – một âm gió – nên khi thêm “es” vào sau, sẽ được đọc là /’roʊ-zɪz/.
Còn từ “clothe” hay “plane” có âm cuối là /ð/ nay /n/ – không phải âm gió – nên khi thêm “es” vào sau sẽ không đọc là /ɪz/.
Không đọc âm cuối:
Các âm cuối như /k/ trong “book” hay “milk” thường xuyên không được phát âm bởi người Việt Nam. Các âm cuối khác như /f/ như trong từ “knife” cũng không được chú ý và đọc thành /nai/.
Đặc biệt là các cụm âm cuối khó hơn có thể bị lược bớt cho dễ đọc hơn, ví dụ “build” thường đơn giản được đọc là “biu” – âm /ld/ hoàn toàn biến mất; hay “milk” được giản lược thành “miu” – âm /lk/ cũng bị lãng quên.
Phát âm sai âm cuối
Một số âm cuối hay bị đọc sai như /d/ thành /t/; /b/ thành /p/; và /g/ thành /k/. Lý do là vì trong tiếng Việt, không có từ nào có âm cuối là /d/, /b/ hay /g/ cả. Vậy nên một số bạn có thể phát âm những âm cuối này tương ứng là /t/, /p/ và /g/.
Ví dụ “rob” – “rốp”; “trade” – “trết”; hay dog – “đóc”.
– “th” là /t/; /f/ là /p/; /ks/ là “ch”
Các âm cuối “th” như “breath” được đọc là “bờ-rét”; âm cuối “f” như “if” được đọc là “íp”; “six” được đọc là “xích”.
Đọc sai âm gió
Âm gió là khái niệm khá xa lạ với người Việt Nam. Một phần lý do là không có sự tương đồng giữa các âm gió tiếng Việt (x, s, ch, tr) với âm gió tiếng Anh.
Các âm gió được sử dụng tương đối tùy tiện dẫn đến nhiều trường hợp phát âm sai, ví dụ như “see” và “she” đôi khi được phát giống nhau. Âm /z/ nếu đứng đầu từ được đọc là “d”, ví dụ “zoo” được phát âm là “du”; chia số nhiều ‘s’ cũng bị lãng quên.
Không đọc trọng âm
Tiếng Anh là một ngôn ngữ có nhạc điệu, vậy nên trọng âm là một yếu tố rất quan trọng trong phát âm tiếng Anh, tuy nhiên rất nhiều người trong số chúng ta còn chưa quá chú ý đến nó. Ví dụ “download”- “đao-loát”; “communicate” – “com-mu-ni-kết”. Điều này sẽ rất khó cho người bản xứ nghe được ra là bạn đang nói đến từ nào.
Không chú ý đến ngữ điệu.
Tiếng Anh không chỉ có trọng âm trong từ mà còn có trọng âm trong câu, hay gọi là ngữ điệu nhấn nhá trong câu (intonation). Nếu chúng ta đọc bằng bằng như robot mà không có lên xuống, người nước ngoài sẽ không thể nắm bắt được thông tin chúng ta muốn truyền tải, bởi vậy nên bạn cần tập thói quen nhấn vào những từ ngữ quan trọng mang thông tin chính trong câu (content words), ngược lại đọc nhanh, nhẹ và lướt những filling words.
Ví dụ: The book is under the table.