IELTS Reading là phần mà hầu hết người Việt đều đạt điểm khá ổn, vì đây là kỹ năng mà bạn hoàn toàn có thể tự luyện tập ở nhà với rất nhiều tài liệu, tips và các mẹo sẽ giúp bạn nâng điểm số khá nhiều. Tuy nhiên, để đạt được band điểm 8.0 – 9.0, các bạn không chỉ cần một nền tảng kiến thức, từ vựng vững chắc mà còn cần các mẹo nhỏ.
Trong bài viết hôm nay, thầy Hải Kiên – 8.0 overall, 9.0 Reading sẽ chia sẻ 6 kinh nghiệm rút ra trong quá trình ôn thi IELTS Reading để đạt điểm số cao nhất.
1.Làm đúng quan trọng hơn làm nhanh!
Khi mới bắt đầu tự luyện Reading, chắc chắn ai cũng thấy choáng vì có quá nhiều chữ, mà lại toàn từ vừa lạ vừa khó – mình cũng vậy.
Quãng thời gian đầu mình rất chật vật vì trong 60 phút không làm nổi Passage 1.
Tuy nhiên mình đã nhận ra rằng khi mới bắt đầu ôn luyện, việc luyện tập thật kĩ để cải thiện kĩ năng đọc hiểu, nâng cao vốn từ vựng và xây dựng những chiến thuật riêng cho bản thân với từng dạng đề là những yếu tố quan trọng hơn rất nhiều tốc độ làm bài.
Vậy trong thời gian đầu, hãy đừng ngại làm một bài Reading trong 2,3 tiếng – miễn là sau đó bạn rút ra được kinh nghiệm từ lỗi sai của mình và tiếp tục kiên trì “cày cuốc”!
2.Đọc hiểu quan trọng hơn đọc lướt
Nên nhớ, bài thi tên là Reading, nên kĩ năng đọc hiểu vẫn là quan trọng nhất! Đặc biệt với các dạng bài khó như Yes/No/Not Given hay Match Headings, hãy cố gắng đọc kĩ từng câu, từng chữ để hiểu được nội dung của đoạn văn chứ không nên chỉ đọc lướt để tìm đáp án.
Đọc kĩ không phải là đọc chậm, mà là đọc cẩn thận để hiểu nội dung!
3.Đọc câu hỏi trước – đọc bài sau
Một tip mình thấy luôn rất hữu dụng đó là luôn đọc câu hỏi trước, bất kể đó là dạng gì. Bởi một passage trong IELTS Reading thường rất dài và nhiều từ vựng học thuật rất khó.
Bạn có dành hẳn 5 phút để đọc bài trước khi trả lời câu hỏi cũng chỉ là vô ích vì (1) “nước đổ đầu vịt” do không hiểu được hết nội dung; (2) làm bạn “choáng” vì quá nhiều chữ và thông tin ập đến một lúc – điều này sẽ làm giảm khả năng tập trung và độ chính xác khi trả lời câu hỏi!
4.Skimming & Scanning là con dao 2 lưỡi
Skimming là đọc lướt qua tất cả các ý chính của bài chứ không đi sâu vào nội dung của bất kỳ đoạn nào.
Bạn thực hiện phần đọc này nhanh chóng bằng cách đọc qua tiêu đề để thấy nội dung bài viết, đọc các topic sentences và concluding sentences.
Scanning là đọc nhanh bài viết thật nhanh với mục đích tìm kiếm dữ liệu, thông tin cụ thể cần thiết cho việc trả lời câu hỏi.
Scanning cực kì quan trọng trong bài thi đọc IELTS vì đôi khi qua phần Skimming bạn đã nắm bắt được những ý chính nhưng để trả lời được câu hỏi phần reading bạn cần chú ý vào cách sử dụng từ ngữ của tác giả nếu không sẽ rất dễ bị đánh lừa.
Như bài viết trước đã đề cập, kĩ năng Skimming & Scanning chỉ có ích khi làm những dạng bài yêu cầu tìm kiếm thông tin như Gaps filling hay Matching names. Đặc biệt khi tìm tên riêng của người hay các tổ chức, số năm,… bạn nên đọc lướt qua thật nhanh để không tốn thời gian vào những câu hỏi dễ.
Tuy nhiên nếu áp dụng kĩ năng Skimming & Scanning vào các dạng cần đọc hiểu như Yes/No hay Match Headings, việc đọc lướt sẽ chỉ làm tốn thời gian của bạn!
5. Dễ làm trước, khó làm sau
Trong một passage thường sẽ có 2-3 dạng bài khác nhau, nếu bạn chưa sẵn sàng tinh thần, hãy làm các bài tìm kiếm thông tin như Matching names hay Gaps filling trước, sau đó mới làm các bài phải đọc kĩ như Yes/No/Not Given và Match Headings.
Bởi sau khi đọc lướt, bạn đã phần nào làm quen với bài đọc, biết được ở đoạn nào có thông tin gì, khi ấy việc làm các dạng bài khó sẽ đỡ tốn thời gian hơn!
6, Chất lượng hơn số lượng
Có nhiều nguồn thông tin tin cậy đưa ra lời khuyên là đọc càng nhiều càng tốt. Điều này cũng không hề sai mà nên được khuyến khích! Tuy nhiên, đọc càng nhiều càng tốt ở đây là đọc sách, đọc báo bằng Tiếng Anh để mở rộng và đa dạng kho từ vựng của mình, quen dần với cấu trúc ngữ pháp thường được sử dụng trong văn viết cũng như giúp bạn tự tin hơn khi đọc một đoạn văn chứa nhiều từ mới mà bạn không biết. Một số nguồn đọc bạn có thể tham khảo như là:
Báo New York Times: https://www.nytimes.com/
Tờ Economist: https://www.economist.com/
Báo BBC: https://www.bbc.com/vietnamese
Còn đối với tài liệu ôn thi, các bạn không cần phải quá quan tâm số lượng bài đọc mà các bạn làm được trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi IELTS mà hãy đặt trọng tâm vào chất lượng – từ vựng, cấu trúc, ý tưởng và kỹ năng mà bạn học được cho mỗi bài đọc. Các bạn học sinh hay bị choáng ngợp với vô vàn quyển sách luyện đọc cho kỳ thi IELTS mà không biết bắt đầu từ đâu, thì câu trả lời là hãy luyện thật tốt bộ Cambridge và bổ túc thêm một vài quyển sách khác như IELTS reading strategies for the IELTS test, Improve Your Reading Skills nếu có thời gian
7. Luyện tập kỹ từng dạng làm
Cho 3 bài văn trong mỗi Reading section thì có khoảng 10 dạng bài đọc khác nhau như là True/False/Not Given, điền từ còn trống, tìm tiêu đề phù hợp,… Trước khi bắt tay vào làm, các bạn cần hiểu rõ yêu cầu mỗi dạng cũng như cách skim (đọc lướt và chú ý đến thành phần chính) và scan (dò tìm thông tin từ khóa trong đoạn văn) sao cho hiệu quả và phù hợp. Bằng cách làm như vậy, khi luyện đề, các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ và có thể kiểm soát thời gian làm bài một cách tốt hơn.
8. Bổ sung từ vựng
Như các bạn đã biết từ vựng và ngữ pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bài thi IELTS Reading, không chỉ giúp bạn tăng khả năng đọc hiểu mà nó còn giúp bạn trả lời nhanh các câu hỏi về mặt ngữ pháp.
Trong quá trình làm, khi gặp từ mới mà bạn chưa biết nghĩ thì hãy gạch chân chứ đừng ngay lập tức tra từ điển. Bạn hãy cố gắng hoàn thành bài đọc “tự lực cánh sinh” và sau khi làm xong xuôi hết mới bắt đầu tra từ để tăng khả năng đoán nghĩa và suy luận từ văn cảnh. Tuy nhiên, tránh trường hợp gạch chân quá nhiều bởi nó sẽ làm bạn rối mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng bút dạ để highlight, hỗ trợ tốt hơn trong việc đánh dấu. Sau đó, các bạn nên không ngừng bổ sung và nhắc lại những từ vựng mà mình đã học mỗi ngày thông qua việc đọc thật nhiều và note lại.
Bên cạnh đó, đừng quên kết nối các từ đã học với các cụm từ và đặt câu… sẽ giúp bạn hiểu nội dung và cách sử dụng từ vựng một cách tốt hơn.
9. Sai ở đâu, sửa ở đó
Một sai lầm kinh điển của rất nhiều bạn tự luyện thi IELTS tại nhà thường mắc phải, đó chính là quá chú tâm vào việc làm bài tập và luyện đề. Bởi các bạn nghĩa rằng càng làm nhiều đề thi kỹ năng của bạn sẽ tiến bộ nhanh. Nhưng thực tế không phải vậy.
Nếu chỉ làm mà không phân tích lỗi sai, các bạn sẽ rất dễ mắc những lỗi tương tự trong quá trình làm bài và band điểm sẽ mới dậm chân tại chỗ. Vì thế, khi làm xong bài Test các bạn đừng chỉ check câu trả lời và tính điểm. Hãy tự đặt câu hỏi cho mình là “Tại sao mình lại sai câu này?” hay “Mình đã hiểu sai vấn đề ở đâu?”… để hiểu được lỗi sai của mình và tránh lặp lại lỗi này trong các bài thi IELTS sắp tới.
Với bài viết lần này, IELTS Trang Nguyễn hy vọng bạn sẽ không còn mông lung với việc ôn luyện Reading nữa. Nếu các bạn có phương pháp ôn luyện nào hay và hiệu quả, hãy chia sẻ và lan tỏa trong cộng đồng IELTS nhé!
10. “Bình tĩnh, tự tin, chiến thắng”
Câu nói sáo rỗng tuy nhiên không phải ai cũng giữ được bình tĩnh khi làm IELTS Reading! Bản thân mình đã nhiều lần vừa hoảng, vừa choáng trong phòng thi đến mức đọc chữ cũng không hiểu gì nữa.
Những lúc như thế, bạn nên hít thở thật sâu, nhắm mặt lại và đếm từ 1 đến 10, câu nào khó quá thì tạm thời bỏ qua để không mất thời gian “ngất ngây” vô ích.
Với bất cứ bài thi IELTS nào, việc giữ được sự tập trung cao độ là vô cùng quan trọng – Hãy luyện tập thật sự nghiêm túc ngay từ hôm nay để đạt tới “cảnh giới” 9.0 Reading bạn nhé!
Tham khảo: