Interactive Learning System trong Listening
Interactive Learning System là phương pháp dạy và học chú trọng bồi dưỡng tâm lý người học, lấy học sinh là trung tâm từ ITN IELTS, đã được cấp quyền Sở hữu trí tuệ được dày công gây dựng, bổ sung từ những định nghĩa nông về “Phương pháp học tương tác” bởi cô Thu Trang – người sáng lập ITN IELTS và từ đó được kế thừa, áp dụng và liên tục bổ sung, phát triển bởi đội ngũ giáo viên chuyên môn cao của Trung tâm.
Là phương pháp học đề cao trải nghiệm học, hướng học viên đến việc hình thành hứng thú, trách nhiệm và tính tích cực trong học tập, Interactive Learning System được thể hiện thông qua các hoạt động thú vị giáo viên tổ chức cho lớp, ngay cả trong các giờ học Reading thường mang tính chất tĩnh mà cần tập trung cao độ.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây cách Interactive Learning System được áp dụng trong các giờ học Listening tại ITN IELTS và những lợi ích phương pháp này đem lại.
Phương pháp ILS trong các kỹ năng: https://itn.edu.vn/interactive-learning/
- Tạo sự hứng thú, vui vẻ cho học viên
Được tham gia các hoạt động sôi nổi, có tính tương tác cao, học viên sẽ được trải nghiệm cảm giác Học mà chơi, chơi mà học, từ đó có tâm trạng hứng khởi, mong chờ đến lớp, chủ động đón nhận kiến thức hơn.
- Tạo môi trường học chất lượng cao
Học sinh sẽ chủ động tham gia tích cực hơn trong giờ học, từ đó tăng hiệu quả học khi buổi học được thiết kế nhằm xây dựng một cộng đồng, tập thể lớp sôi nổi, ai cũng là hạt nhân đóng góp ý tưởng cho lớp.
- Tăng tính sáng tạo của giáo viên
Để thiết kế nên 1 giờ học có Interactive Learning, giáo viên cần ứng dụng công nghệ ngay từ khâu chuẩn bị bài giảng nhằm tối đa tương tác giữa thầy và trò và giữa học viên với nhau trong lớp, từ đó tạo ra buổi học sinh động thú vị, thu hút sự chú ý của học viên.
Một số hoạt động ứng dụng Interactive Learning System trong các tiết học Listening tại ITN IELTS
Các hoạt động trong giờ học Listening ứng dụng Interactive Learning System của ITN IELTS được xây dựng để giải quyết thực trạng “nghe mà không hiểu”, không bắt được âm trong tiếng Anh của học viên. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số hoạt động tiêu biểu sau đây:
- Hoạt động Thử tài tóm tắt ý
Khi làm phần thi nghe IELTS, việc nắm bắt được ý chính của đoạn hội thoại/bài thuyết trình quan trọng không kém việc nghe để lấy ý trả lời cho các câu hỏi
- Giải pháp: Luyện nghe lấy ý chính
- Ý nghĩa: Rèn luyện sự tập trung trong suốt thời gian nghe cho học sinh, khả năng nắm được ý chính
- Hoạt động Cho học sinh lên bảng nghe
Đối với IELTS Listening, ngoài việc phải nghe và bắt được đáp án phù hợp cho mỗi câu hỏi, việc viết đúng chính tả từ hay tập trung để không bỏ qua thông tin đáp án cũng rất quan trọng.
- Giải pháp: Sử dụng bài làm của học sinh trên bảng để lấy ví dụ lưu ý cho học viên về những lỗi sai dễ mắc phải
- Ý nghĩa: Giúp kỹ năng Nghe trở nên sinh động hơn với các hoạt động học sinh lên bảng làm (cần lưu ý rằng các đoạn băng trong phần thi Nghe thường có nhiều điểm “đánh lừa”, gây nhiễu cho người thi khó tìm được đáp án đúng hơn)
- Hoạt động Nghe chép chính tả (Dictation)
Rất nhiều sĩ tử IELTS khi ôn luyện gặp phải tình trạng nghe mà thông tin cứ trôi bên tai không đọng lại gì do listening comprehension – khả năng nghe hiểu, khả năng nghe bắt âm chưa được cao.
- Giải pháp: Luyện chép chính tả. Phương pháp này đã được đề cử bởi rất nhiều thầy cô giáo và được coi là một hình thức hữu hiệu để tăng độ tập trung lẫn khả năng nắm bắt ý trong phần thi Listening.
Bước 1: Đây là hoạt động cá nhân. Giáo viên cho học sinh chuẩn bị giấy bút, nhiệm vụ của học sinh sẽ là nghe và chép lại từng vế câu hay một câu hoàn chỉnh của đoạn băng giáo viên chọn. Độ khó của băng sẽ phụ thuộc vào trình độ lớp.
Bước 2: Giáo viên bật băng cho lớp nghe từng vế câu/ câu một, sau mỗi lượt nghe lại dừng băng cho học sinh chép chính tả, cứ vậy đến khi hoàn thiện transcript – bản chép nội dung băng. Giáo viên có thể tiến hành cho lớp nghe cả đoạn băng trước 1 lần với tốc độ thường và sau đó bật băng ở tốc độ chậm hơn khi đến lượt nghe thứ 2 để cả lớp ghi chép.
Bước 3: Giáo viên gọi học viên đọc lại đáp án và cùng chữa với cả lớp, có thể bật lại băng để phân tích lý do tại sao có chỗ học sinh chưa nghe được.
- Biến thể: Với học viên/ lớp ở trình độ thấp hơn, giáo viên phát cho học sinh đoạn transcript có các ô trống. Học sinh nghe băng và điền từ khoá mình nghe được vào – các từ bị bỏ trống sẽ là những từ chứa nội dung quan trọng trong đoạn hội thoại/ thuyết trình hoặc mang ý nghĩa thể hiện quan điểm, ý kiến người nói
Chúng ta có thể thấy phương pháp Interactive Learning System được áp dụng triệt để trong mọi giờ học kỹ năng tại ITN IELTS, ngay cả với những nội dung nhiều người sẽ nghĩ là thụ động như Listening. Qua việc ứng dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm này, ITN IELTS muốn truyền tải đến học viên thông điệp điểm số IELTS là một mục tiêu lớn để nỗ lực, nhưng tình yêu, sự vui thích với việc nâng cao khả năng ngoại ngữ cũng đáng được quan tâm, hướng đến.