Phỏng vấn tiếng Anh là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn chinh phục giấc mơ làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia
Nếu bạn đang băn khoăn không biết chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn tiếng Anh thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! IELTS Trang Nguyễn sẽ chia sẻ đến bạn những mẫu câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn tiếng Anh và các cách trả lời chinh phục mọi nhà tuyển dụng. Cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé
1. Một số lỗi cần tránh khi đi phỏng vấn tiếng Anh
Theo một khảo sát từ các nhà tuyển dụng trên thế giới, tỉ lệ các lỗi mà ứng viên hay mắc phải trong buổi phỏng vấn là:
-
Các lỗi về cử chỉ:
20% Nghịch tóc hay vuốt mặt.
48% Biết một chút hoặc không biết thông tin về công ty ứng tuyển.
69% Không biết giao tiếp bằng ánh mắt.
37% Ít cười.
34% Tư thế/ điệu bộ xấu.
20% Khoanh tay trên ngực
10% Sử dụng body languages quá nhiều
25% Bắt tay quá nhẹ
34% Hay bồn chồn lo lắng
69% người tuyển dụng cho rằng họ không thích người xin việc ăn mặc quá thời trang hoặc lựa chọn màu sắc quá rực rỡ
64% nhà tuyển dụng cho rằng trang phục có thể là nhân tố quyết định giữa việc lựa chọn 2 ứng viên tương đồng nhau.
-
Khảo sát cũng chỉ ra, một người mới quen sẽ bị ảnh hưởng bởi
7% từ nội dung bạn nói.
39% từ cách sử dụng ngữ pháp khi nói và sự tự tin của bạn.
57% từ trang phục bạn chọn và từ cách cư xử, đi lại.
-
Top 10 lỗi thường gặp nhất khi đi phỏng vấn
- Giải thích quá nhiều vì sao bạn mất công việc trước.
- Cảm thấy không vượt qua được khi mất việc ( tự ti do bị mất việc lần trước )
- Thiếu sự hài hước, nhiệt tình, hay cá tính riêng.
- Không cho thấy đủ sự quan tâm hay nhiệt tình.
- Tìm hiểu không rõ về người tuyển dụng.
- Tập trung quá nhiều vào cái bạn muốn.
- Cố gắng để được mọi thứ cho tất cả mọi người.
- Không chuẩn bị trước câu trả lời khi phỏng vấn.
- Thất bại trong việc làm bản thân khác biệt với các ứng viên khác.
- Thất bại trong việc nêu yêu cầu công việc
2. Một số câu hỏi thường được hỏi trong buổi phỏng vấn tiếng anh
-
Câu hỏi giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn tiếng anh: Tell me about yourself, Can you introduce yourself?
Đây là một trong những câu hỏi không thể thiếu trong buổi phỏng vấn tiếng Anh. Với câu hỏi này, bạn nên lựa chọn một số thông tin về bản thân để giới thiệu như ngành học, số năm kinh nghiệm, nơi sinh sống, …. Bên cạnh đó bạn có thể đưa ra một vài sở thích có liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển hoặc giới thiệu một số điểm mạnh của mình. Hãy trả lời một cách cởi mở và thoải mái với câu hỏi đầu tiên này nhé!
Ví dụ:
My name is Huyen. I’m 25 years old and I live in Hanoi. I have 3 years experience in Marketing. In my free time, I usually watch movies, read books about Marketing and read news on the Internet. I am not easily stressed out. I can speak English fluently and this is my favorite language.
Tên tôi là Huyền. Tôi 25 tuổi và hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi có 3 năm kinh nghiệm ở mảng Marketing. Vào thời gian rảnh, tôi thường xem phim, đọc sách về Marketing và xem tin tức trên Internet. Tôi không dễ bị stress bởi công việc. Tôi có thể nói trôi chảy Tiếng Anh và đây là ngôn ngữ yêu thích của tôi
-
Câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu của bản thân: What is your biggest strength/weakness?
Nếu phần giới thiệu trên của bạn không đề cập đến điểm mạnh và điểm yếu của bản thân thì nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn câu hỏi này.
Với trường hợp này hãy kể ra những điểm mạnh có thể trợ giúp cho công việc mà bạn ứng tuyển. Bên cạnh đó khi liệt kê những điểm yếu hãy đưa ra một vài cách khắc phục và mong muốn được cải thiện bản thân mỗi ngày của mình nhé!
Ví dụ:
I’m not really good at designing. However, currently, I’m taking a designing class to improve the skill. The class is expected to end in 1 month so my design skill will get better soon.
Tôi không giỏi việc thiết kế cho lắm. Tuy nhiên gần đây tôi có học một lớp thiết kế để cải thiện kỹ năng này. Lớp học dự kiến sẽ kết thúc sau 1 tháng cho nên kỹ năng thiết kế của tôi sẽ sớm trở nên tốt hơn.
-
Lý do ứng tuyển công việc Why do you want this job?
Đây là một câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thông dụng mà bạn có thể gặp. Ở câu hỏi này, ngoài việc nêu lý do của bản thân, bạn nên đưa thêm vài ý để nhà tuyển dụng thấy vì sao bạn phù hợp với vị trí này và sự tâm huyết của mình với công việc khi được chọn.
Ví dụ câu trả lời của 1 ứng viên khi thi tuyển vào một công ty về thực phẩm:
I have considerable experience in Marketing. I can easily adapt to changes and I am willing to learn. Besides, I have always wanted to work in the field of F&B (Food & Beverage) and spent so much time reading about this industry. With my knowledge and enthusiasm, I think I can do well in this position.
Tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong ngành Marketing. Tôi có thể dễ dàng thích nghi với thay đổi mới và tôi sẵn sàng học hỏi. Ngoài ra, tôi đã luôn muốn làm trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống, tôi đã dành rất nhiều thời gian đọc về ngành này. Với sự hiểu biết cùng lòng nhiệt thành của mình, tôi nghĩ mình có thể làm tốt ở vị trí này.
-
Câu hỏi kiểm tra độ hiểu biết của bạn về công ty What do you know about our company?
Một trong những lỗi phổ biến mà các ứng viên mắc phải là không tìm hiểu kỹ về công ty cũng như vị trí công việc. Do đó đối với câu hỏi kiểm tra độ hiểu biết của bạn về công ty bạn cần tìm hiểu trước khi đến buổi phỏng vấn. Hãy cố gắng đưa ra thật nhiều thông tin mà bạn biết để nhà tuyển dụng thấy bạn đã có sự chuẩn bị và bạn muốn có vị trí này.
I understand that X is one of the most popular company in the country. Everyone has at least one of your products in their houses and it shows me that X plays an essential role in our life. That’s what I really admire and I hope that by joining the company I can create the same value.
Tôi biết rằng X là một trong những công ty nổi tiếng nhất trong nước. Tất cả mọi người đều có ít nhất một sản phẩm của X trong nhà mình và điều này cho tôi thấy được X có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đó là điều mà tôi rất ngưỡng mộ và tôi mong rằng bằng cách gia nhập công ty tôi cũng có thể tạo ra giá trị như vậy.
-
Câu hỏi về mức lương What are your salary expectations?
Mặc dù trong bản mô tả công việc đã đưa ra mức lương. Tuy nhiên nhà tuyển dụng vẫn có thể đưa ra câu hỏi mức lương với bạn. Thường thì khi thỏa thuận về mức lương, bạn hãy đưa ra một mức lương phù hợp theo năng lực và hiệu quả công việc.
I want my salary to fit my qualifications and experience.
Tôi muốn một mức lương phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bản thân.
Câu trả lời này không chỉ cho thấy bạn không phải là một người tham lam, mà còn cho thấy một sự rõ ràng và minh bạch cùng tinh thần cầu tiến của bạn. Điều này sẽ ghi điểm rất nhiều trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt với những người ở trong các tập đoàn đa quốc gia.
-
Lý do rời bỏ công ty cũ: Why did you leave your job?
Câu hỏi này dành cho những bạn đã có kinh nghiệm làm việc nhưng bỏ chỗ cũ để xin việc ở chỗ mới. Bạn có thể đưa ra một vài khó khăn của mình với công việc cũ. Tuy nhiên đừng khiến câu trả lời của mình mang thiên hướng nói xấu công ty cũ nhé. Đây là một trong những điều cấm kỵ trong buổi phỏng vấn tiếng anh đó. Ví dụ:
The reason why I leave my job is because I found the old job boring and I want to find more challenges. I don’t want my feeling to affect the company, that’s why I left.
Lý do tôi nghỉ ở chỗ làm cũ vì tôi thấy nó chán và tôi muốn tìm thêm nhiều thử thách cho bản thân. Tôi không muốn vì cảm xúc này của tôi mà ảnh hưởng đến công ty, vậy nên tôi đã xin nghỉ việc.
Trong trường hợp kinh nghiệm làm việc của bạn dưới 2 năm thì câu trả lời trên sẽ khiến nhà tuyển dụng có suy nghĩ bạn là người hay “nhảy việc”. Bởi vậy, bạn có thể lựa chọn những lý do khác như:
Although the boss was very nice and the working environment was really suitable for me, I still didn’t like the job because the company was very far from my house. Everyday I wasted so much time travelling and it was very tiring. That’s why I left the job.
Dù sếp cũ của tôi rất tốt và môi trường làm việc rất phù hợp nhưng tôi vẫn không thích công việc đó bởi công ty quá xa nhà tôi. Mỗi ngày tôi tốn rất nhiều thời gian cho việc đi lại và việc này thật là mệt mỏi. Đó là lý do tôi nghỉ làm ở chỗ cũ.
Và hãy nhớ rằng, đây là câu hỏi về công việc cũ trong quá khứ, do đó bạn cần phải để ý cách phát âm của mình ở thì quá khứ nếu không sẽ rất dễ gây nhầm lẫn với người phỏng vấn.
-
Câu hỏi về mục tiêu ngắn hạn: Các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của bạn là gì?
Nhà tuyển dụng hỏi nhiều câu hỏi khác nhau trong suốt quá trình phỏng vấn để đánh giá trình độ của bạn cho vai trò mà họ đang tuyển dụng. Ví dụ, khi họ hỏi về mục tiêu ngắn hạn của bạn, câu trả lời của bạn cho họ biết liệu mục tiêu nghề nghiệp của bạn có phù hợp với những gì bạn có thể hoàn thành ở công ty của họ hay không. Hiểu cách trả lời thành công câu hỏi này có thể giúp bạn vượt qua thử thách trong quá trình tuyển dụng. Ví dụ:
In the short-term, I want to grow in a position that allows me to use the entirety of my skill set rather than just a few of my abilities. In previous roles, I wasn’t able to fully use all of my abilities. I’d also love the opportunity to learn and master new skills in my field in the near future.
Trước mắt, tôi muốn phát triển ở một vị trí cho phép tôi sử dụng toàn bộ bộ kỹ năng của mình thay vì chỉ một vài khả năng của mình. Trong những vai trò trước đây, tôi đã không thể sử dụng hết khả năng của mình. Trong tương lai gần, tôi cũng rất muốn có cơ hội học hỏi và thành thạo các kỹ năng mới trong lĩnh vực của mình.
-
Câu hỏi kết thúc buổi phỏng vấn tiếng Anh: Do you have any questions?
Đây là câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong mọi buổi phỏng vấn. Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này để lắng nghe những thắc mắc của ứng viên về công việc, văn hóa công ty,… Đừng bao giờ trả lời là không nhé. Nếu không bạn sẽ bị mất rất nhiều điểm trong mắt nhà tuyển dụng đó.Hãy suy nghĩ kỹ trước khi trả lời những câu hỏi phỏng tiếng Anh để có kết quả tốt nhất.
Những câu hỏi bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng bao gồm:
There is one thing I did not understand in the job description, can you explain it for me?
Có một điều trong mô tả công việc mà tôi chưa hiểu, anh có thể giải thích giúp tôi được không?
What are the benefits of the employees? Do I have to work on the weekend?
Quyền lợi của nhân viên bao gồm những gì? Tôi có phải làm việc vào cuối tuần không?
What is the chance of getting promoted?
Cơ hội thăng tiến trong công ty là như thế nào?
Ngoài ra thì các bạn cũng có thể hỏi nhiều câu hỏi khác, tùy theo nhu cầu và hiểu biết của mình về công ty. Tuy nhiên tuyệt đối đừng bao giờ nói Không nhé.
3. Một số từ vựng hay sử dụng trong buổi phỏng vấn tiếng Anh
– Job advertisement: quảng cáo tuyển dụng
– Job board: bảng công việc
– Trade publication: ấn phẩm thương mại
– Letter of speculation = cover letter: đơn xin việc
– To be shortlisted: được chọn (tức là sau đó có thể được gọi đi phỏng vấn)
– Challenged: bị thách thức
– HR department: bộ phận nhân sự
– Supervisor: sếp, người giám sát
– To fill in an application (form): điền thông tin vào đơn xin việc
– Work ethic: đạo đức nghề nghiệp
– Team player: đồng đội, thành viên trong đội
– Interpersonal skills: kỹ năng giao tiếp
– Good fit: người phù hợp
– Hiring manager: người chịu trách nhiệm việc tuyển dụng trong một công ty
– An in-person or face-to-face interview: cuộc phỏng vấn trực tiếp
– Headhunter: công ty / chuyên gia săn đầu người
– Pro-active, self starter: người chủ động
– To supply references: những tài liệu tham khảo về lý lịch của người được phỏng vấn
– Analytical nature: kỹ năng phân tích
– Work style: phong cách làm việc
– Listing: danh sách
– Problem-solving: giải quyết khó khan
– Opening: việc/ chức vụ chưa có người đảm nhận
– Work well: làm việc hiệu quả
– Goal oriented: có mục tiêu
– Tight deadlines: hạn cuối, hạn chót gần kề
– Pride myself: tự hào về bản thân
– Under pressure: bị áp lực
– more responsibility: nhiều trách nhiệm hơn
– Salary = pay: tiền lương
– Asset: người có ích
– Thinking outside the box: có tư duy sáng tạo
– Strengths: thế mạnh, ưu điểm
– Vacancy: một vị trí hoặc chức vụ còn bỏ trống
– Opportunities for growth: nhiều cơ hội phát triển
– Recruiter: nhà tuyển dụng
– Ambitious: tham vọng
– CV (Curriculum Vitae) (= “resume” in American English): Bản lý lịch
– Skills: kỹ năng
– Align: sắp xếp
Chúc các bạn sẽ có buổi phỏng vấn tiếng Anh thành công!