Trong 40 phút làm bài IELTS Writing Task 2, việc phân bổ thời gian hợp lý là vô cùng quan trọng. Bài viết này tổng hợp và chọn lọc những kinh nghiệm của chính bản thân mình trong quá trình luyện viết – đây cũng là những lời khuyên cho tất cả các ban đang “chật vật” với Task 2!
Sau đây là 5 bước làm bài IELTS Writing task 2 mình luôn luôn áp dụng:
-
Đọc kĩ đề bài (1 phút)
Việc đọc đề bài tưởng chừng là hiển nhiên, vậy mà khi chấm bài mình thấy có 2 lỗi thí sinh thường mắc phải: (1) hiểu sai ý của đề bài; (2) bỏ qua không nhắc tới một số chi tiết gợi ý trong đề bài. Vậy làm sao để hiểu toàn bộ và không bỏ sót? Bạn hãy đọc chậm từng chữ của đề bài, dùng bút gạch chân những keywords và nhẩm lại trong đầu vài lần xem mình đã hiểu đúng đề bài chưa.
-
Lập dàn ý (6 phút)
Rất nhiều bạn đọc đến đây sẽ thắc mắc: “Thời gian làm bài thi là 40 phút, lập dàn ý 6 phút có phải là quá nhiều?”
-> Câu trả lời của là: Việc lập dàn ý sẽ vạch ra cho bạn con đường đi cho cả bài để khi viết bạn sẽ không phải dừng lại nghĩ ý quá lâu hoặc gạch xoá nhiều. 99% thí sinh làm bài khi đã có dàn ý đầy đủ thấy viết thoải mái và đạt “hưng phấn” hơn khi viết vì không phải lo rằng mình chưa biết câu sau viết gì. Trong dàn bài, bạn hãy gạch đầu dòng từng câu, từng ý mà mình sẽ viết, nhưng nhớ là chỉ viết vắn tắt thôi kẻo hết giờ nha!
-
Liệt kê từ đồng nghĩa trong đề bài (1 phút)
Trong bài thi, chắc chắn sẽ rất nhiều lần bạn phải paraphrase lại những ý chính của đề bài, vậy trước khi viết hãy dành ra chút thời gian liệt kê cách paraphrase cho tất cả các keywords trong đề bài vừa gạch chân ở Bước 1. Việc liệt kê từ đồng nghĩa sẽ làm việc viết bài của bạn “dễ thở” hơn nhiều để khi viết không phải dừng lại để nghĩ những cách diễn đạt khác nhau cho 1 vấn đề.
-
Viết bài (31 phút)
“Dù ai nói ngả nói nghiêng – Lòng ta vẫn vứng đúng không cả nhà”
Khi đã có dàn bài, việc viết bài trong hơn 30 phút hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn! Khi viết, bạn hoàn toàn có thể thay đổi ý so với dàn bài, nhưng hãy nhớ “đâm lao phải theo lao”, không được phép thay đổi hướng đi giữa chừng!
Ví dụ khi lập dàn ý bạn đã quyết định bài viết sẽ “completely agree” với quan điểm trong đề bài, và đoạn Mở bài cũng đã khẳng định như vậy, thì khi viết tuyệt đối không được đổi ý viết sang hướng Disagree. Việc không đi theo dàn ý gốc sẽ làm bạn rất đau đầu mà thời gian thì cũng không còn để thay đổi ý kiến!
-
Check lại bài viết (1 phút)
Việc soát lại các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp trước khi nộp bài cũng vô cừng quan trọng vì kể cả những bạn viết trau chuốt lắm cũng sẽ “vô thức” mắc những lỗi ngớ ngẩn. Hãy đừng vì vội vàng mà làm mất đi những số điểm ngon ăn bạn nhé!
Trên đây là 5 bước bất di bất dịch cho bất kỳ bài viết IELTS Writing Task 2 nào. Hãy tập cho mình thói quen tuân thủ thời gian viết trong quá trình học để khi vào phòng thi không còn bị áp lực bởi thời gian nhé.