Làm thế nào để ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng của các công ty nước ngoài? Những cách viết CV bằng tiếng Anh dưới đây sẽ giúp bạn làm được điều đó!
Một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc của các ứng viên tại công ty nước ngoài chính là CV tiếng Anh. Tuy nhiên hiện nay việc viết CV bằng tiếng Anh đang là vấn đề khó khăn đối với nhiều người. Bởi họ không biết sử dụng từ vựng và ngữ pháp phù hợp để thể hiện thông tin của bản thân trong CV.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé! Tất tần tật những cách viết CV bằng tiếng Anh hay nhất sẽ được IELTS Trang Nguyễn chia sẻ với bạn.
Cùng chúng mình tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
1. Cấu trúc của CV Tiếng Anh
Dù là Tiếng Việt hay Tiếng Anh thì một bản CV thường bao gồm các phần sau:
- Thông tin cá nhân (Personal details)
- Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)
- Trình độ học vấn và bằng cấp (Education and Qualifications)
- Kinh nghiệm làm việc của bản thân (Work Experience)
- Sở thích cá nhân (Interests)
- Kỹ năng (Skills)
- Thành tựu cá nhân (Achievements)
Ngoài ra bạn cũng có thể gộp phần sở thích cá nhân và kỹ năng thành một mục chung tùy thuộc vào mục đích của bạn.
2. Hướng dẫn cách viết CV bằng tiếng Anh
-
Thông tin cá nhân (Personal details)
Phần thông tin cá nhân bạn cần cung cấp các nội dung sau:
– Họ và tên (Full name)
– Ngày tháng năm sinh (Date of birth)
– Địa chỉ (Address)
– Số điện thoại (Phone number)
– Email liên hệ
Bên cạnh đó nếu bạn muốn nộp hồ sơ vào các công ty đa quốc gia, bạn có thể thêm một số thông tin khác như Nationality – Quốc tịch, Religious – Tôn giáo,….
-
Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)
Mục tiêu nghề nghiệp chính là cơ sở để các nhà tuyển dụng xác định được định hướng cũng như mong muốn của bạn đối với công việc. Chính vì vậy khi viết mục tiêu nghề nghiệp bạn cần chú ý những nội dung sau:
– Giới thiệu sơ lược về kinh nghiệm, trình độ cá nhân.
– Đưa ra mục tiêu ngắn hạn.
– Đưa ra các mục tiêu dài hạn.
Để phần này gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, hãy đảm bảo rằng mục tiêu mà bạn đặt ra phải có điểm tương đồng với mục tiêu của công ty. Tất cả phải được trình bày theo nguyên tắc “ngắn gọn – rõ ràng – cần thiết” không nên quá dài dòng, chỉ nên giới hạn trong khoảng 150-200 từ.
Ví dụ: To leverage my 2 years of administrating fanpage and event organizing skills, and expertise in the marketing with kenh14.vn.
Work in a young and dynamic environment where I can develop skills to contribute to the company. My goal is to become the Marketing Manager in the next 2 years at your company.
-
Trình độ học vấn và bằng cấp (Education and Qualifications)
Trình độ học vấn và bằng cấp nên được trình bày theo thứ tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại. Để trình bày chính xác về trình độ học vấn của mình bằng tiếng Anh bạn nên tham khảo một số từ vựng sau:
– Bachelor: Bằng cử nhân
– Master: Bằng thạc sĩ
– Post Doctor: Bằng tiến sĩ
– The Bachelor of Art (B.A., BA, A.B. hoặc AB ): Cử nhân khoa học xã hội
– The Bachelor of Science (Bc., B.S., BS, B.Sc. hoặc BSc): Cử nhân khoa học tự nhiên
– The Bachelor of Business Administration (BBA): Cử nhân quản trị kinh doanh
– The Bachelor of Commerce and Administration (BCA): Cử nhân thương mại và quản trị
– The Bachelor of Accountancy (B.Acy. , B.Acc. hoặc B. Accty): Cử nhân kế toán
– The Bachelor of Laws (LLB, LL.B): Cử nhân luật
– The Bachelor of public affairs and policy management (BPAPM): Cử nhân ngành quản trị và chính sách công
– The Master of Art (M.A): Thạc sĩ khoa học xã hội
– The Master of Science (M.S., MSc hoặc M.S): Thạc sĩ khoa học tự nhiên
– The Master of business Administration (MBA): Thạc sĩ quản trị kinh doanh
– The Master of Accountancy (MAcc, MAc, hoặc Macy): Thạc sĩ kế toán
– The Master of Science in Project Management (M.S.P.M.): Thạc sĩ quản trị dự án
– The Master of Economics (M.Econ): Thạc sĩ kinh tế học
– The Master of Finance (M.Fin.): Thạc sĩ tài chính học
– Doctor of Philosophy (Ph.D): Tiến sĩ (các ngành nói chung)
– Doctor of Medicine (M.D): Tiến sĩ y khoa
– Doctor of Science (D.Sc.): Tiến sĩ các ngành khoa học
– Doctor of Business Administration (DBA hoặc D.B.A): Tiến sĩ quản trị kinh doanh
– The Bachelor of Social Science (B.S.Sc.): Cử nhân khoa học xã hội
– The Bachelor of Laws (LL.B.): Cử nhân luật
– The Bachelor of Tourism Studies (B.T.S.): Cử nhân du lịch
– Post-Doctoral fellow: Nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ
– The Bachelor of Science in Agriculture [B.Sc. (Ag) or B.Sc. (Hons.) Agriculture]: Cử nhân Khoa học trong Nông nghiệp
– The Bachelor of Design (B.Des., or S.Des. in Indonesia): Cử nhân Thiết kế
– Bachelor of Computing (B.Comp.) and Bachelor of Computer Science (B.Comp.Sc.): Cử nhân Tin học và Cử nhân Khoa học Máy tính
– Bachelor of Applied Arts and Sciences (B.A.A.Sc.): Cử nhân Nghệ thuật và Khoa học ứng dụng
– Bachelor of Science (B.Sc.), Bachelor of Medical Science (B.Med.Sc.), or Bachelor of Medical Biology (B.Med.Biol.): Cử nhân Khoa học, Cử nhân Khoa học Y tế, hoặc Cử nhân sinh học Y tế
– The Bachelor of Midwifery (B.Sc.Mid, B.Mid, B.H.Sc.Mid): Cử nhân Hộ sinh
– Bachelor of Physiotherapy (B.P.T.): Cử nhân vật lý trị liệu
– Doctor of Veterinary Medicine (D.V.M.): Bác sĩ Thú y
– The Bachelor of Pharmacy (B.Pharm.): Cử nhân Dược
– The Bachelor of Science in Public Health (B.Sc.P.H.): Cử nhân Khoa học Y tế công cộng
– The Bachelor of Health Science (B.H.Sc.): Cử nhân Khoa học Y tế
– Bachelor of Food Science and Nutrition (B.F.S.N.): Cử nhân Khoa học và Dinh dưỡng thực phẩm.
– The Bachelor of Aviation (B.Av.): Cử nhân ngành Hàng không
– The Bachelor of Fine Arts (B.F.A.): Cử nhân Mỹ thuật
– The Bachelor of Film and Television (B.F.T.V.): Cử nhân Điện ảnh và Truyền hình
– The Bachelor of Music (B.Mus.): Cử nhân Âm nhạc
-
Kinh nghiệm làm việc của bản thân (Work Experience)
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 70% sự chú ý của nhà tuyển dụng nằm ở phần kinh nghiệm làm việc. Chính vì vậy đây chính là một phần quan trọng bạn cần chú ý khi viết CV bằng tiếng Anh.
Những nguyên tắc khi viết kinh nghiệm làm việc đó là:
– Sắp xếp kinh nghiệm làm việc theo thứ tự thời gian
– Sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành khi trình bày kinh nghiệm của mình
– Không liệt kê những kinh nghiệm không liên quan đến công việc ứng tuyển
– Nên sử dụng động từ ở dạng V-ing. Điều này sẽ khiến CV trở nên trang trọng hơn và giúp nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh, chính xác các thông tin bạn muốn trình bày.
– Nên lồng ghép các từ khóa mang tính hiệu quả cao như developing, planning, organizing, creating…
– Không nên trình bày bằng câu văn quá dài
- Sở thích cá nhân (Interests)
Bạn cần chú ý những điều sau khi giới thiệu về sở thích cá nhân của mình
– Viết đủ và ngắn gọn.
– Hạn chế sử dụng các sở thích thiếu tương tác giữa người với người như: watching TV, reading, stamp collecting,…
– Đưa ra các hoạt động ngoại khóa thiết thực mà bạn đã tham gia.
- Kỹ năng (Skills)
Với phần này bạn nên đưa ra những kỹ năng văn phòng như tin học, photoshop,….
3, Link tải CV mẫu + Trang Web tạo CV cực nhanh chóng
- Kho CV mẫu bằng tiếng Anh: https://zety.com/cv-examples
- Trang web thiết kế CV + Template cực đẹp: https://www.topcv.vn/mau-cover-letter-thu-xin-viec
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ chuẩn bị cho mình một bản CV bằng tiếng Anh thật hoàn hảo. Chúc các bạn thành công! Đừng quên chia sẻ bài viết này cho bạn bè nhé!